
Nghị Định 59/2015 Và Những Quy Định Trong Đấu Thầu Dự Án Mà Nhà Đầu Tư Cũng Nên Biết
Nghị định 59/2015/NĐ-CP được Chính Phủ chính thức ban hành vào ngày 18/6/2015. Với mục định hỗ trợ công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng được diễn ra một cách thuận lợi, đơn giản và hợp pháp.
Nghị định đã đưa ra một số những điều khoản nổi bật và đáng chú ý. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về nghị định 59/2015.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì và những vấn đề quan trọng cần lưu ý:
Là một trong những quy định của Chính Phủ về vấn đề xây dựng, nghị định 59/2015 được Chính Phủ đưa ra những điều khoản rõ ràng, chi tiết và cụ thể trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Nghị định 59/2015 thể hiện rõ những quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, kết thúc xây dựng dự án và đưa dự án đi vào khai thác sử dụng.
Nghị định được áp dụng cho tất cả những cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước đang có hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ của nước Việt Nam.
Ngoài ra, một trong những cách hiểu khác về quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định cụ thể trong nghị định 59/2015 đó là. Một dự án khi xây dựng nên được lập kế hoạch, theo dõi, nắm bắt và kiểm soát mọi vấn đề, mọi khía cạnh.
Hơn thế nữa, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng có nhiệm vụ điều hành và quản lý tất cả những thành phần tham gia trong dự án. Nhằm giúp dự án đạt được mục tiêu và hoàn thành đúng thời gian đã được dự kiến trước đó.
Những vấn đề trong quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ rất rộng và đa dạng. Tuy nhiên, nhìn chung chúng sẽ có một số những công việc nổi bật như: quản lý phạm vi hay kế hoạch công việc, giám sát chất lượng xây dựng, tiến độ của dự án, mức chi phí, độ an toàn, rủi ro hay những vấn đề về môi trường.
Nghị định 59/2015 và cách tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng qua những hình thức chính:
Theo như trong văn bản được Chính Phủ ban hành quy định về nghị định 59/2015. Điều 16 của nghị định đã quy định rõ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Theo đó, dự án sẽ được lựa chọn và ấn định hình thức tổ chức quản lý dựa vào quy mô, tính chất, nguồn vốn và điều kiện của dự án.
Các điều khoản trong nghị định 59/2015 đã đưa ra những hình thức tổ chức quản lý chính như sau:
Với những dự án sử dụng ngân sách của nhà nước hoặc dự án theo chuyên ngành sử dụng những nguồn ngân sách khác nhau, sẽ có ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực là hình thức tổ chức tổ chức quản lý dự án chính được áp dụng.
Ngoài ra, với hình thức thuê tư vấn quản lý dự án sẽ được áp dụng cho những dự án hoạt động bằng cách sử dụng nguồn vốn của nhà nước, ngoài ngân sách hoặc vốn khác. Hoặc có thể là dự án đó phải mang những tính chất đặc thù và đơn lẻ.
Xét về những dự án PPP, hình thức tổ chức quản lý dự án được nghị định 59/2015 áp dụng đó là ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Đặc biệt hơn, trong điều 16 của nghị định 59/2015 có đưa ra một quy định đáng chú ý đó là chủ đầu tư phải sử dụng bộ máy chuyên môn có đủ năng lực, điều kiện để quản lý cải tạo và sửa chữa quy mô nhỏ.
Những giai đoạn chính trong quản lý dự án đầu tư xây dựng được nghị định 59/2015 quy định:
Những quy định trong quản lý dự án đầu tư xây dựng đã được thể hiện một cách cụ thể và rõ ràng thông quan nghị định 59/2015.
Chính vì thế, bạn có thể nhận thấy rõ các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng khi tiến hành tìm hiểu về nghị định này.
Vai trò quản lý được nghị định 59/2015 thể hiện trong giai đoạn hình thành và phát triển dự án:
Đối với những dự án đang bước vào giai đoạn đầu tiên lúc dự án đang trên cơ sở hình thành và phát triển. Những đơn vị chịu trách nhiệm quản lý cần nên lưu ý:
Nên phối hợp thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt những bài báo cáo nghiên cứu được đánh giá là khả thi.
Các báo cáo về kinh tếkỹ thuật đầu tư xây dựng nên được lập, thẩm định và phê duyệt một cách cẩn thận và chi tiết. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc xem xét và đưa ra quyết định đầu tư xây dựng.
Trong giai đoạn này, đơn vị quản lý sẽ chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả của dự án. Ngoài ra, việc xác định tổng mức đầu tư cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị này.
Tiến hành thành lập những phương án, kế hoạch khác nhau cho vấn đề đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng.
Nghị định 59/2015 quy định dự án khi ở giai đoạn thi công xây dựng:
Tiếp theo sau giai đoạn hình thành và phát triển dự án, nghị định 59/2015 đã đưa ra những quy định dự án trong giai đoạn bắt đầu tiến hành thi công xây dựng.
Khi dự án bước vào giai đoạn tiến hành thi công thì một trong những nhiệm vụ cần phải ưu tiên thực hiện hàng đầu đó là bàn giao đất đai và chuẩn bị mặt bằng.
Lưu ý rằng, vấn đề loại bỏ bom mìn tại một số khu vực có nguy cơ cao nên được kiểm soát thật hiệu quả.
Ban quản lý dự án sẽ phải tiến hành khảo sát xây dựng thực tế khi bước vào giai đoạn tiến hành thi công. Cụ thể một số công việc bao gồm: lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự án, lập ngân sách dự toán và cấp phép xây dựng sẽ được áp dụng cho những công trình xây dựng phải có giấy phép.
Bên cạnh đó những cuộc đấu thầu sẽ được tổ chức để tìm ra được các đơn vị hoặc nhà thầu có uy tín và đủ tiềm lực để tiến hành ký hợp đồng xây dựng.
Ngoài ra, một số những vấn để như: yêu cầu tiến hành thanh toán khối lượng hoàn thành, tạm ứng, nghiệm thu, bàn giao và chạy thử công trình cũng sẽ lần lượt được triển khai trong giai đoạn này.
Nghị định 59/2015 đối với giai đoạn kết thúc xây dựng của dự án:
Đây được xem là giai đoạn cuối cùng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Do đó, những bước cuối cùng sẽ được ban quản lý dự án lần lượt hoàn thành trong suốt khoảng thời gian của giai đoạn này.
Thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình cho bên đối tác.
Toàn bộ hợp đồng sẽ được quyết toán theo những thỏa thuận đã được thống nhất ban đầu kết hợp với những khoản phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
Ngoài ra, bảo hành và bảo trì cũng sẽ là những công việc quan trọng cần thực hiện.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin nổi bật, những quy định chính và đặc trưng trọng nghị định 59/2015. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức quan trọng và cần thiết trong quản lý dự án đầu tư xây dựng.