đất phi nông nghiệp

Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Đặc Điểm Phân Loại Đất Phi Nông Nghiệp

4/5 - (5 bình chọn)

Trải ngược với đất nông nghiệp là đất phi nông nông nghiệp. Vậy bạn có biết đất phi nông nghiệp là gì? Đặc điểm của đất phi nông nghiệp như thế nào? Các loại đất phi nông nghiệp theo pháp luật hiện hành. Trong bài viết này hãy cùng Đảo Bất Động Sản tìm hiểu loại hình đất này.

Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì?

Đất phi nông nghiệp là loại đất không được phép sử dụng vào mục đích nông nghiệp và không thuộc đất chưa được sử dụng. Khái niệm này căn cứ theo Luật đất đai năm 2013 quy định các loại đất:

  • Đất nông nghiệp
  • Đất phi nông nghiệp
  • Đất chưa được sử dụng

Như vậy đây là 1 trong 3 loại đất được pháp luật phân loại. Trong đất phi nông nghiệp cũng được chia thành các nhóm nhỏ hơn.

Đặc Điểm Đất Phi Nông Nghiệp

Đất phi nông nghiệp có những đặc điểm khá khác biệt. Chính vì thế với anh chị chưa có kinh nghiệm thì có thể tham khảo một số đặc điểm sau:

Đất phi nông nghiệp có được xây nhà hay không?

Quy định về vấn đề này, anh chị có thể xem tại Khoản 1 điều 6 luật Đất đai 2013. Cụ thể việc sử dụng đất phải đảm bảo đúng mục đích sử dụng.

Như vậy đất thuộc nhóm khu công nghiệp, khu chế xuất, thương mại dịch vụ, đất phục vụ lĩnh vực khoáng sản v.v đều không thuộc lĩnh vực xây nhà ở nên không được xây nhà. Chỉ có đất ở mới được sử dụng vào mục đích xây nhà.

Tuy nhiên các loại đất phi nông nghiệp khác cũng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở để được xây nhà.

Phân Loại Đất Phi Nông Nghiệp

Nhà nước yêu cầu đất được giao cho người dân, doanh nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích. Yêu cầu này nhằm điều chỉnh việc phát triển kinh tế – xã hội. Tùy vào mục đích sử dụng đất, đất phi nông nghiệp được phân thành:

Đất ở

Đất ở hay gọi là đất thổ cư được phân thành đất tại nông thôn và đất tại đô thị.

Đất ở tại nông thôn

Được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng theo đúng và phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư tại nông thôn. Đất tại nông thôn được chia thành:

  • Đất xây dựng nhà ở.
  • Đất xây dựng các công trình phục vụ đời sống. Xây ao vườn trong cùng thửa đất.

Đất ở tại đô thị

Tương tự như đất tại nông thôn, người dân được cơ quan chức năng phân bổ đất sử dụng cho nhu cầu ở. Tuy nhiên tại các đô thị các diện tích đất ở có sự yêu cầu cao hơn về quy hoạch nhằm đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội bền vững đúng với quy hoạch.

Đất công xây dựng trụ sở, công trình sự nghiệp

Được sử dụng để xây dựng các cơ quan của nhà nước, các tổ chức chính trị và chính trị xã hội được pháp luật quy định. Các công trình được xây dựng trên loại đất này có thể kể tới:

  • Bệnh viện
  • Trung tâm văn hóa
  • Đào tạo
  • Thể dục thể thao
  • Nghiên cứu khoa học
  • Công nghệ
  • Ngoại giao

Tại Việt Nam nhu cầu sử dụng của loại đất này ngày càng tăng nhằm đảm bảo môi trường sinh sống và học tập của người dân.

Đất Quốc phòng An ninh

Điều 61 của Luật đất đai 2013 có quy định việc thu hồi hoặc trưng dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh. Việc thu hồi này đảm bảo việc phục vụ cho hoạt động bảo vệ anh ninh đất nước. Đặc biệt trong trường hợp đất nước rơi vào các hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh, đe dọa từ bên ngoài.

Đất sản xuất, kinh doanh:

Đất sản xuất, kinh doanh được quy định bao gồm:

  • Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
  • Đất phục vụ mục đích thương mại, dịch vụ.
  • Đất phục vụ các cơ sở sản xuất không thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
  • Đất phục vụ khai thác, sản xuất khoáng sản.
  • Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ.

Đất sử dụng các công trình công cộng

Là loại đất phục vụ cho toàn dân bao gồm:

  • Đất đường xá, giao thông (Sân bay, cảng, đường sắt, đường bộ và công trình giao thông khác);
  • Di tích lịch sử danh thắng.
  • Đất công viên, địa điểm vui chơi và giải trí công cộng.
  • Đất bãi rác thải, xử lý chất thải và các công trình công cộng khác.

Đất thuộc các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng

Là loại đất phục vụ cho các cơ sở tôn giáo phục vụ toàn dân. Loại đất này bao gồm:

  • Đất chùa, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo tôn giáo, trụ sở các tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác được pháp luật công nhận và được phép hoạt động.
  • Đất tín ngưỡng: Đất đình, đền thờ, miếu, từ đường, nhà thờ họ, tộc.
  • Vấn đề sử dụng đất để xây nhà thờ từ đường, thờ họ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên việc điều chỉnh sát thực tế vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.

Đất nghĩa trang, an táng

Đất làm nghĩa trang an táng gồm đất được phép làm nghĩa địa, nghĩa trang, nhà tang lễ, khu vực hỏa táng. Pháp luật quy định loại đất này phải được xây dựng đúng quy hoạch, xa khu dân cư và thuận tiện cho hoạt động chôn cất, thăm viếng của người thân. Đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Đất mặt nước, ao, hồ, sông, suối

Là đất có mặt nước không sử dụng cho mục đích nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.

Đất làm lán trại, nơi nghỉ ngơi trong các khu sản xuất, xây dựng

Là đất được trích ra trong các cơ sở sản xuất, xây dựng để làm nơi nghỉ ngơi cho người lao động. Loại đất này không được sử dụng để kinh doanh mà chỉ phục vụ cho người lao động.

sinh năm 1980 hợp hướng nào
Sinh Năm 1989 Hợp Hướng Nào Những Kinh Nghiệm Vàng Trong Chọn Hướng Xây Nhà
2 Tháng Mười Hai, 2020
thông tư 15/2016/tt-bxd
Những Quy Định Chi Tiết Trong Thông Tư 15/2016/tt-bxd Về Cấp Giấy Phép Xây Dựng
24 Tháng Mười Một, 2020
Đất Vườn
Đất Vườn Có Phải Là Đất Phi Nông Nghiệp Không
3 Tháng Chín, 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *