
Đăng Ký Tạm Trú Cho Người Ở Trọ Thủ Tục Và Những Điều Liên Quan
Nhu cầu thuê nhà trọ tại các thành phố lớn là rất nhiều. Mỗi năm chứng kiến rất nhiều bạn sinh viên, công nhân lao động, văn phòng cần thuê phòng trọ.
Kéo theo đó là những vấn đề pháp lý xung quanh việc thuê phòng trọ cũng phải được tuân thủ. Vậy người ở trọ có cần đăng ký tạm trú hay không?
Và thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ như thế nào. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu cặn kẽ nghĩa vụ đăng ký thuộc về ai nhé.
Đăng Ký Tạm Trú Cho Người Ở Trọ Là Gì
Đăng ký tạm trú là hoạt động thường xuyên cần phải làm đối với chủ trọ nhằm đảm bảo quyền lợi của người thuê. Đây là hoạt động nhằm khai báo với cơ quan chức năng về thông tin người ở trọ.
Nhờ hoạt động này mà cơ quan chức năng nắm được tình hình dân cư ở trọ tại khu vực. Đây cũng là một hoạt động trong quá trình quản lý tạm trú, tạm vắng của cơ quan công quyền.
Đối với cơ quan chức năng đây là hình thức để quản lý người dân. Đối với người ở trọ là vai trò trung gian vì là đơn vị kinh doanh dịch vụ nhà trọ. Đối với người ở trọ thì đây là nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi của mình.
Lợi Ích Của Đăng Ký Tạm Trú
Đăng ký tạm trú cho người ở trọ đảm bảo rất nhiều lợi ích cho cơ quan công quyền lẫn người ở trọ. Đây là hoạt động hành chính thường xuyên được công an Phường, xã và thị trấn thực hiện. Vậy những lợi ích của việc đăng ký tạm trú cho người ở trọ là gì?
Về mặt giáo dục: Con cái của người ở trọ được đảm bảo giáo dục đầy đủ. Và được nhập học tại các trường công lập với chi phí tốt hơn trường tư thục.
Về mặt y tế: Con cái và gia đình bạn sẽ được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế như người dân bản địa. Được tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.
Về mặt công việc: Nếu chưa tìm kiếm được việc làm, người ở trọ sẽ được hỗ trợ tư vấn việc làm. Ngoài ra còn được nhận tiền bảo trợ xã hội.
Đặc biệt đối với vấn đề an ninh: Người thuê trọ sẽ được công an địa phương bảo vệ tuyệt đối khi xảy ra các trường hợp rủi ro. Các trường hợp ở đây có thể là hỏa hoạn, mất cắp.
Tuy là có nhiều lợi ích như vậy, nhưng đăng ký tạm trú không chỉ là quyền của người thuê trọ. Mà nó còn là nghĩa vụ được pháp luật quy định.
Ai Là Người Có Nghĩa Vụ Làm Thủ Tục Đăng Ký Tạm Trú Cho Người Ở Trọ
Quy định tại khoản 1, điều 30 luật cư trú 2006, đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký tạm trú của mình đến cơ quan có thẩm quyền. Và được cơ quan này làm thủ tục và cấp sổ tạm trú.
Cũng theo quy định tại khoản 2 điều 30 luật cư trú 2006 người sinh sống, làm việc, học tập tại địa phương không phải nơi mình đăng ký thường trú. Có trách nhiệm đăng ký tạm trú trong thời hạn 30 ngày khi đến địa phương mới.
Với hình thức cho thuê trọ thì người thuê trọ sẽ có nghĩa vụ đăng ký tạm trú với cơ quan chức năng. Còn chủ trọ sẽ đóng vai trò chủ hỗ và hỗ trợ người đăng ký tạm trú hoàn thành thủ tục. Chính vì vậy Chủ trọ cũng phải liên đới trong trách nhiệm đăng ký tạm trú cho người ở trọ.
Chủ trọ
Đóng vai trò giữ sổ tạm trú tức chủ hộ. Chủ trọ có vai trò liên hệ với công an Phường, xã, thị trấn để đăng ký tạm trú cho người thuê trọ. Mẫu giấy đăng ký tạm trú được công an cung cấp.
Người ở trọ
Người ở trọ hay thuê trọ có nghĩa vụ chủ động yêu cầu chủ trọ hỗ trợ đăng ký tạm trú. Cung cấp thông tin trên phiếu đăng ký và giấy tờ cần thiết:
- Ảnh thẻ 3×4.
- Photo giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Thủ Tục Đăng Ký Tạm Trú Cho Người Ở Trọ
Thông thường chủ trọ sẽ trực tiếp làm việc với công an địa phương để đăng ký tạm trú cho người thuê trọ mới. Thời hạn 30 ngày kể từ ngày người thuê trọ chuyển vào ở.
Tuy nhiên không phải chủ trọ nào cũng chủ động làm việc này. Để bảo vệ quyền lợi của mình bạn cần chủ động đến công an Phường, xã, thị trấn để đăng ký tạm trú. Việc từ chối hỗ trợ này sẽ khiến bạn và cả chủ trọ gặp vấn đề pháp lý không mong muốn.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
- Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01); Mẫu này có thể mua tại các tiệm PhotoCopy hoặc tại cơ quan công an;
- Phiếu thông báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02).
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với nhà ở, giấy phép xây dựng.
- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy xác nhận nhân thân do công an xã, phường thị trấn nơi cu trú cấp.
Nơi thực hiện đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Thông thường bạn sẽ phải đến trực tiếp cơ quan công an để thực hiện. Tại một số địa phương thì công an có thể đến hỗ trợ đăng ký tập trung nếu chủ trọ có đề nghị. Các văn bản sẽ được cơ quan chức năng cung cấp và hướng dẫn cụ thể.
Các vấn đề khác liên quan đến đăng ký tạm trú
1. Không đăng ký tạm trú có được không?
Trả lời: Không.
Trường hợp cá nhân cư trú tại địa phương không phải nơi đăng ký thường trú bắt buộc phải đăng ký tạm trú. Thời hạn đăng ký là 30 ngày kể từ ngày đến nơi ở mới.
2. Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu
Trả lời: Căn cứ theo điều 8 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định trường hợp không thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê trọ thì:
- Phạt tiền từ 100.000đ – 300.000đ đối với chủ trọ, cá nhân không thực hiện đúng yêu cầu về đăng ký tạm trú;
- Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, thay đổi làm sai lệch sổ hộ khẩu, tạm trú và các giấy tờ khác liên quan tạm trú.
- Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng đối với hành vi khai man, sai sự thật, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký tạm trú.
3. Khi nào công an được kiểm tra cư trú
Trả lời: Căn cứ theo Khoản 1, điều 26 thông tư 35/2014/TT-BCA việc kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc có thể phát sinh từ yêu cầu quản lý an ninh trật tự. Nội dung kiểm tra cư trú gồm:
- Kiểm tra việc khai báo, đăng ký tạm trú;
- Quyền và trách nhiệm của người tạm trú và các nội dung khác theo luật cư trú.
4. Khác nhau giữa KT2, KT3 và KT4
- KT2: Là sổ tạm trú cấp dài hạn cho người dân có hộ khẩu thường trú tại Quận, Huyện. Nhưng tạm trú tạo Quận, Huyện tác cùng khu vực tỉnh, thành phố;
- KT3: Là sổ tạm trú cấp dài hạn cho người dân ở tỉnh khác đến tạm trú có thời hạn từ 6 đến tối đa 24 tháng.
- KT4: Là sổ tạm trú cấp ngắn hạn cho người dân đến tạm trú dưới 6 tháng.
Hiện tại thì KT2, KT3, KT4 được người dân nói với nhau. Còn về mặt pháp lý được gọi chung là sổ tạm trú cấp với thời hạn dưới 24 tháng. Thời hạn này được gia hạn khi công dân có nhu cầu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Rất mong thông tin đã giúp bạn hiểu rõ và đơn giản về thủ tục này.